🪙Trong thời đại số, dữ liệu không chỉ là tài sản vô giá mà còn là lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu không được khai thác đúng cách, đây có thể trở thành một kho tài nguyên lãng phí. Vậy làm sao để chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và chính xác? Chọn công cụ Business Intelligence (BI) phù hợp sẽ giúp kết nối, phân tích và trực quan hóa dữ liệu hiệu quả.
Nhưng giữa vô vàn lựa chọn, đâu mới là nền tảng phù hợp nhất với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp bạn? 💡 Theo Gartner (2024), Google (Looker, Looker Studio), Salesforce (Tableau) và Microsoft (Power BI) là ba cái tên đi đầu mảng phân tích dữ liệu. Cùng Lead Consulting khám phá những điểm khác biệt nổi bật của các nền tảng BI này.
1. Looker – Nền tảng Business Intelligence hiện đại
Looker là một nền tảng phân tích dữ liệu và Business Intelligence hoạt động trên web, được phát triển bởi Google Cloud, giúp doanh nghiệp khai thác và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Với Looker, người dùng có thể xây dựng các mô hình dữ liệu chuẩn hóa thông qua LookML, từ đó đảm bảo tính nhất quán trong phân tích và ra quyết định. Looker hỗ trợ kết nối với nhiều data warehouse lớn, cung cấp các công cụ mạnh mẽ để trực quan hóa, phân tích và chia sẻ thông tin linh hoạt trong toàn tổ chức.
2. Looker Studio – Công cụ trực quan hóa dữ liệu miễn phí
Looker Studio là một công cụ trực quan hóa dữ liệu miễn phí, hoạt động trên web, do Google phát triển, cho phép người dùng nhanh chóng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu và tạo ra các báo cáo, bảng điều khiển trực quan. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Looker Studio hỗ trợ người dùng không chuyên cũng có thể thiết kế báo cáo và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, phục vụ nhu cầu phân tích dữ liệu cơ bản trong doanh nghiệp.
3. Power BI – Nền tảng Business Intelligence tích hợp sâu với hệ sinh thái Microsoft
Power BI là một nền tảng phân tích dữ liệu và trực quan hóa thông tin được phát triển bởi Microsoft, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh. Với Power BI, người dùng có thể kết nối và tổ chức dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện phân tích chuyên sâu và tạo ra các báo cáo, bảng điều khiển trực quan dễ hiểu. Power BI cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ và linh hoạt, đặc biệt đẩy mạnh sự hỗ trợ từ AI và các thuật toán học máy (ML) giúp doanh nghiệp khám phá dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin thực tế.
4. Tableau – Nền tảng phân tích và trực quan hóa dữ liệu
Tableau là một nền tảng phân tích và trực quan hóa dữ liệu được phát triển bởi Tableau Software (hiện thuộc sở hữu của Salesforce). Tableau cho phép người dùng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, nhanh chóng phân tích và trực quan hóa thông tin thông qua giao diện kéo thả thân thiện. Bên cạnh khả năng tạo biểu đồ và dashboard sinh động, Tableau ngày càng mở rộng tính năng quản lý dữ liệu, tích hợp AI và tự động hóa phân tích, phục vụ tốt cho cả các nhu cầu phân tích chuyên sâu trong doanh nghiệp hiện đại.
- Dễ làm quen và sử dụng
Looker được đánh giá là khó làm quen hơn so với các nền tảng khác vì yêu cầu người dùng cần có kiến thức kỹ thuật nhất định, đặc biệt là về mô hình hóa dữ liệu và viết LookML. Trong khi đó, Looker Studio lại rất dễ sử dụng nhờ giao diện thân thiện, hỗ trợ kéo thả trực quan. Tableau và Power BI có mức độ trung bình, yêu cầu người dùng cần đầu tư thời gian làm quen và thực hành, nhưng đổi lại mang lại khả năng tùy biến tốt.
- Giao diện kéo & thả
Looker không hỗ trợ giao diện kéo thả, chủ yếu dựa trên việc thiết kế mô hình dữ liệu và báo cáo bằng cách định nghĩa. Ngược lại, Looker Studio, Tableau và Power BI đều hỗ trợ giao diện kéo thả thân thiện, giúp người dùng thao tác nhanh chóng và dễ dàng trong việc xây dựng biểu đồ và báo cáo.
- Khả năng tạo mô hình dữ liệu
Cả Looker, Tableau và Power BI đều có khả năng mạnh trong việc tạo mô hình dữ liệu, trong đó Looker thiên về khả năng chuẩn hóa mô hình trong môi trường Data Warehouse. Power BI nổi bật nhờ khả năng tạo mô hình dữ liệu thông qua mối quan hệ giữa các bảng trực tiếp trong phần mềm, trong khi Tableau có hỗ trợ nhưng không sâu bằng hai nền tảng còn lại. Looker Studio chỉ hỗ trợ ở mức cơ bản.
- Khả năng kết nối dữ liệu cơ bản
Power BI có lợi thế khi hỗ trợ đa dạng nguồn kết nối với khoảng 200 nguồn dữ liệu khác nhau, trong khi Tableau hỗ trợ khoảng 110 nguồn, tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể này chủ yếu đến từ việc Power BI hỗ trợ thêm nhiều nguồn dữ liệu nhỏ từ các bên khác.
Xét về các nguồn dữ liệu cốt lõi mà doanh nghiệp thường sử dụng như kết nối đến các data warehouse (SQL Server, MySQL, v.v.), kết nối đến các tệp dữ liệu lưu trên cloud (Google Drive, OneDrive), v.v.. Cả Tableau và Power BI đều hỗ trợ tương đương nhau.
Looker Studio hỗ trợ kết nối với 23 nguồn cơ bản và hơn 1000 nguồn khác thông qua API của bên thứ ba, nhưng bị hạn chế tối về số lượng nguồn dữ liệu có thể tích hợp đồng thời (5 nguồn)
Looker chỉ hỗ trợ kết nối với các cơ sở dữ liệu sử dụng SQL, không thể kết nối tới các nguồn khác, do vậy phù hợp hơn cho các doanh nghiệp đã có hệ thống lưu trữ dữ liệu bài bản.
- Khả năng xử lý dữ liệu
Looker và Looker Studio phụ thuộc vào năng lực xử lý của Data Warehouse phía sau do luôn kết nối dữ liệu trực tiếp với Warehouse, không xử lý dữ liệu trong nền tảng, doanh nghiệp sở hữu phần cứng Data Warehouse mạnh mẽ sẽ tối ưu được năng lực xử lý của Looker.
Trong khi đó, Tableau và Power BI có khả năng xử lý tốt dữ liệu từ nhỏ đến lớn ngay trong phần mềm, Power BI sẽ tối ưu hơn khi xử lý những tập dữ liệu dung lượng vừa.
- Khả năng tùy biến biểu đồ
Tableau được đánh giá cao nhất về khả năng tùy biến biểu đồ. Người dùng có thể điều chỉnh sâu từng chi tiết nhỏ như màu sắc, nhãn dữ liệu, trục, bố cục, định dạng hiển thị,… gần như không giới hạn, từ đó tạo ra những dashboard mang tính trực quan và thẩm mỹ cao.
Power BI hỗ trợ đa dạng các loại biểu đồ có sẵn, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu phổ biến trong phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, khả năng chỉnh sửa chi tiết không linh hoạt như Tableau. Với Tableau, người dùng có thể chỉnh sửa sâu mọi chi tiết trực quan (tùy biến nội dung, định dạng hoặc thêm trường tính toán), bao gồm cả tooltip và nhãn dữ liệu (kiểm soát vị trí, góc xoay, thêm các tính toán có sẵn cho từng nhãn). Sự linh hoạt này cho phép tạo ra các biểu đồ hiệu quả trong việc truyền tải thông tin chi tiết, trực quan. Bên cạnh đó, để mở rộng thêm các loại biểu đồ chưa có sẵn, người dùng có thể cài đặt thêm các Custom Visuals từ kho cộng đồng (AppSource) rất phong phú của Power BI.
Looker và Looker Studio chủ yếu hỗ trợ các dạng biểu đồ cơ bản như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, bảng pivot, v.v… Mặc dù dễ sử dụng, khả năng tùy chỉnh của Looker Studio còn hạn chế. Đối với những yêu cầu phức tạp hơn, người dùng thường phải tích hợp thêm các biểu đồ từ bên thứ ba (như cộng đồng Looker Studio Partner Connectors).
- Tích hợp Gen AI và các tính năng hỗ trợ phân tích
Power BI đã tích hợp Copilot của Microsoft và hỗ trợ các tính năng như phân tích xu hướng, hỗ trợ phân cụm, tìm ra yếu tố ảnh hưởng chính (Key Influencer), phân tích tự động (Smart Narrative) và phân tách vấn đề (Decomposition Tree).
Tableau cung cấp Tableau Agent (cần nâng cấp) để hỗ trợ phân tích bằng AI. Tableau cũng có các tính năng hỗ trợ dự báo xu hướng, hỗ trợ phân cụm tự động và xác định và giải thích dữ liệu bất thường (Data Guide).
Looker tích hợp với Gemini của Google Cloud, hỗ trợ người dùng kết nối với các mô hình học máy trên Vertex AI hoặc BigQuery ML.
Looker Studio hiện chưa tích hợp tính năng liên quan đến Gen AI và hỗ trợ phân tích.
- Cộng đồng hỗ trợ
Tableau là nền tảng ra đời sớm nhất (2002) trong số bốn công cụ, nhờ đó đã xây dựng được một cộng đồng người dùng rất lớn và hoạt động sôi nổi. Đây là lợi thế lớn giúp người dùng dễ dàng tìm thấy tài liệu học tập, ví dụ thực tế cũng như nhận được hỗ trợ nhanh chóng từ cộng đồng.
Power BI dù ra đời sau (2011) nhưng nhờ tích hợp sâu với hệ sinh thái Microsoft và sự phổ biến nhanh chóng, cộng đồng người dùng cũng đang ngày càng lớn mạnh và tích cực chia sẻ.
Trong khi đó, quy mô cộng đồng hỗ trợ của Looker và Looker Studio còn hạn chế do ra đời muộn hơn (2016).
Tham khảo các cộng đồng chính thức của từng nền tảng do Lead Consulting tổng hợp dưới đây:
- POWER BI
Power BI forums: Nơi cộng đồng người dùng Power BI trao đổi, hỏi đáp và hỗ trợ nhau Link: Power BI forums – Microsoft Fabric Community - Tableau
Tableau public: Tạo, lưu trữ và chia sẻ công khai các báo cáo trực quan của cộng đồng người dùng Tableau trên internet
Link: Discover | Tableau Public
Tableau community: Nơi cộng đồng người dùng Tableau kết nối, học hỏi và hỗ trợ nhau.
Lịnk: Tableau Community - Looker studio
Looker Studio Report Gallery: Một thư viện các mẫu báo cáo có sẵn do cộng đồng người dùng và google chia sẻ, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và có thêm ý tưởng khi xây dựng báo cáo và dashboard
Link: Looker Studio Report Gallery
Chi phí
Hãy chia sẻ thêm với chúng tôi những đánh giá về ưu nhược điểm của công cụ BI mà bạn đang sử dụng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu triển khai các nghiệp vụ trực quan hoá và phân tích dữ liệu với các BI tools, hãy liên hệ với Lead Consulting để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
👉 Liên hệ ngay với Lead Consulting để được tư vấn các giải pháp phân tích dữ liệu và thiết lập dashboard tự động!