So sánh kết quả của các chỉ số với mục tiêu hay các ngưỡng kỳ vọng là cơ sở đầu tiên để đánh giá hiệu quả chiến dịch Marketing. Dashboard với dữ liệu được hiển thị theo cách trực quan nhất sẽ giúp team Marketing có thể nhanh chóng nắm bắt hiệu suất chiến dịch, nhận diện vấn đề, từ đó đưa ra kế sách tối ưu. Lead Consulting xin chia sẻ 6 loại biểu đồ “thần thánh” giúp marketers “soi” hiệu năng các chỉ số quan trọng chỉ trong nháy mắt!
• Bảng KPI (KPI Scorecard)
• Biểu Đồ Đo Lường (Gauge Chart)
• Biểu đồ đường kết hợp vùng (Trendline vs. Area)
• Biểu đồ đạn (Bullet Chart)
• Biểu đồ fill-up (Fill-up Chart)
1. Biểu Đồ Đường Tham Chiếu (Reference Line)
Giả sử bạn đang chạy quảng cáo trên các nền tảng: Facebook, Google, Tiktok… để lan toả nhận biết về một sản phẩm mới và sử dụng Impressions (lượt hiển thị) như là 1 trong các chỉ số cần đo lường. Biểu đồ đường tham chiếu sẽ giúp bạn so sánh tương quan số lượt hiển thị giữa các nền tảng một cách trực quan, xác định những nền tảng đóng góp lượt hiển thị nhiều hơn hoặc thấp hơn mức trung bình.
2. Bảng KPI (KPI Scorecard)
Bạn cần theo dõi sát sao những chỉ số trọng yếu nhất của chiến dịch để nhanh chóng nắm bắt tình hình trước khi khám phá sâu hơn các dữ liệu có thể tác động tới kết quả? KPI Scorecard chính là “trợ thủ đắc lực” 📊 để hiển thị nổi bật số liệu kết quả, tình trạng và tỷ lệ tăng/giảm so với kỳ trước. 💯 KPI Scorecard thường được bố trí tại khu vực trên cùng của các dashboard.
3. Biểu Đồ Đo Lường (Gauge Chart)
Biểu đồ này giống như một đồng hồ đo tốc độ, giúp bạn hình dung mức độ hoàn thành mục tiêu một cách trực quan.
Ví dụ: Mẫu quảng cáo của bạn đặt mục tiêu đạt 40 lượt tương tác. Vị trí kim màu đen tương ứng với kết qủa 30 lượt tương tác, tương ứng đạt 75% mục tiêu. Nhìn vào biểu đồ, bạn sẽ dễ dàng biết mình cần “tăng tốc” thêm bao nhiêu lượt tương tác nữa để cán đích 🚀
4. Biểu Đồ Đường Kết Hợp Vùng (Trendline vs. Area)
Biểu đồ này là “chuyên gia” trong việc theo dõi xu hướng theo thời gian. 📈 không chỉ cho bạn thấy sự biến động của chỉ số mà còn so sánh được với mục tiêu đã đề ra hoặc với kết quả lịch sử.
Ví dụ: bạn muốn theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng (Lead) theo từng tháng và so sánh với chỉ tiêu. Việc kết hợp trực quan hoá các đường line và vùng sẽ giúp bạn thấy rõ xu hướng đạt hay không đạt chỉ tiêu và mức độ chênh lệch theo từng mốc thời gian. 🎯
5. Biểu Đồ Đạn (Bullet Chart)
Biểu đồ đạn giúp bạn “nhìn xa trông rộng” hơn bằng cách hiển thị hiệu suất hiện tại so với mục tiêu và các ngưỡng đánh giá. 🏹 Nó đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát chi phí và ngân sách. 💰
Ví dụ: Bạn muốn kiểm tra chi phí marketing đã sử dụng (MKT spent) có nằm trong mức cho phép không. Biểu đồ đạn được sử dụng và thường được cài đặt thêm tính năng cảnh báo gửi tới người dùng mỗi khi chi phí thực tiêu vượt quá ngân sách cho phép ⚠️
6. Biểu Đồ Fill-up (Fill-up Chart)
Biểu đồ này là “bậc thầy” về trực quan hoá so sánh! 💪 Fill-up chart đặc biệt hữu ích khi bạn cần theo dõi và so sánh hiệu suất giữa nhiều hoạt động marketing theo nhiều thước đo khác nhau một cách trực quan và sinh động.
Ví dụ: Bạn muốn so sánh hiệu quả quảng cáo chiến dịch của doanh nghiệp trên Facebook, Tiktok, Instagram? trên tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của quảng cáo trên Facebook, Tiktok và Instagram? Biểu đồ fill-up sẽ cho bạn thấy rõ đồng thời kênh nào có CTR và Tỷ lệ chuyển đổi cao nhất/thấp nhất. 👍
Trên đây là 6 loại biểu đồ hữu ích giúp bạn so sánh và phân tích dữ liệu marketing hiệu quả. Lead Consulting hy vọng bài viết này sẽ là cẩm nang giúp bạn “biến hóa” những con số khô khan thành thông tin hữu ích, từ đó tối ưu chiến dịch và đạt được mục tiêu kinh doanh. 🚀
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé! 😉